Liên kết web
Tin tức - Sự kiện
Cập nhật các công tác triển khai Giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên

Tuyến đường sắt đô thị số 1 có chiều dài 19,7 km (2,6 km đi ngầm và 17,1 km đi trên cao) và đi qua 14 nhà ga gồm 3 ga ngầm, 11 ga trên cao trong đó ga số 6 sẽ kết nối trực tiếp với dự án Thảo Điền Pearl từ lầu 3 của dự án này.

Bản đồ tuyến Metro số 1

Theo báo Thanh Niên ngày 7/9/2011, Thủ tướng Chính phủ vừa chấp thuận cho UBND TP.HCM phê duyệt điều chỉnh lại dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1, tuyến Bến Thành - Suối Tiên. Dự kiến việc đàm phán, ký kết hợp đồng với các nhà thầu của các gói thầu chính của dự án sẽ được tiến hành sau khi dự án được điều chỉnh.

Hiện nay công tác giải phóng mặt bằng đang được thực hiện khẩn trương, đến nay quận 9 và quận Bình Thạnh đã hoàn tất việc giải phóng mặt bằng. Theo chỉ thị mới nhất của Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh – Ông Lê Hoàng Quân yêu cầu các địa phương còn lại (Q.2, Q.9, Q.Thủ Đức) cần đẩy nhanh tiến độ và hoàn tất việc bồi thường giải phóng mặt bằng chậm nhất là vào 30/9 tới. Ngoài ra, Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM( CII) phải hoàn tất việc di dời hệ thống hạ tầng kỹ thuật dọc tuyến xa lộ Hà Nội trước thời gian như trên.

Dự án Thảo Điền Pearl được kết nối trực tiếp vào nhà ga số 6 của tuyến Metro

Bến Thành - Suối Tiên

Bên cạnh đó Bến xe Suối Tiên (thay thế Bến xe Miền Đông) nằm trên địa bàn Quận 9 có diện tích 16 ha (3,7 ha thuộc địa phận tỉnh Bình Dương), sẽ kết nối với tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đang được Tổng Công ty Cơ khí GTVT Sài Gòn (Samco) gấp rút tiến hành các thủ tục pháp lí, đền bù giải tỏa; theo Ông Lê Văn Pha - phó tổng giám đốc Samco - cho biết đang chuẩn bị áp giá đền bù giải tỏa ở dự án xây dựng bến xe miền Đông mới (Q.9 và Bình Dương) nhằm đưa các bến xe liên tỉnh ra ngoại thành, kết nối với các tuyến metro, phù hợp quy hoạch giao thông của TP Hồ Chí Minh. Kế hoạch vốn xây dựng các bến xe mới này là 3.500 tỉ đồng và dự kiến hoàn thành năm 2015-2016.

Theo một nghiên cứu thực nghiệm của Học viện Tinbergen tại thị trường nhà ở Hà Lan từ năm 1985 đến năm 2001 về Tác động của Giao thông đường sắt đô thị lên giá bất động sản đã cho thấy rằng giá nhà ở gần các trạm metro trung bình cao hơn 25% so với giá nhà ở xa các trạm metro.

Bằng chứng từ nhiều thị trường quốc tế luôn cho thấy rằng giá trị đất và tài sản và giá, cho thuê, trong vùng lân cận của các trạm liên kết với đường xe điện ngầm tăng lên đáng kể Theo số liệu từ HotProperty.co.uk, nhà ở trung tâm London trong vòng năm phút đi bộ khoảng cách của một trạm ống lên đến 21% đắt hơn so với những tài sản đặc tính tương tự nhưng xa hơn. Và giá thuê tại các khu vực gấn các trạm metro cũng cao hơn thường là hơn 30%.

Tin tổng hợp